Quái vật hồ Loch Ness (hay còn có tên là Nessie) là sinh vật được cho là sống ở hồ Loch Ness ở Cao nguyên Scotland. Những tin đồn, huyền thoại và những câu chuyện từ lâu đã xoay quanh hồ Loch Ness rộng lớn ở Cao nguyên Scotland. Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học Anh đã kết luận rằng sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness là “có lý” sau khi hóa thạch Plesiosaur được tìm thấy ở sa mạc Sahara. Các loài bò sát thời tiền sử ban đầu được cho là sống ở vùng nước mặn, nhưng phát hiện mới nhất này cho thấy chúng có thể đã sống ở vùng nước ngọt.
Nhưng sự thật ra sao?
Truyền thuyết về quái vật hồ Loch Ness chỉ thực sự được chú ý vào năm 1930. Tuy nhiên, trước đó, đã có nhiều câu chuyện về quái vật được lan truyền. Năm 1848, thuyền trưởng HMS Daedalus của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết đã nhìn thấy ‘con rắn khổng lồ’ ở Nam Đại Tây Dương – một câu chuyện đã trở thành chủ đề bàn tán trên các phương tiện truyền thông lớn vào thời điểm đó.
Nhưng quái vật hồ Loch Ness được kể đi kể lại nhiều lần thông qua những câu chuyện khác nhau. Nhiều lời kể của nhân chứng đã củng cố truyền thuyết có thật khiến những người luôn tin rằng không có “thứ gì” dưới đáy hồ cũng phải hoài nghi. Bài báo đầu tiên đăng tải về quái vật Nessie đăng trên Inverness Courier vào tháng 5 năm 1933, kể về một cặp vợ chồng địa phương, gia đình Mackays, đã phát hiện ra điều gì đó rất kỳ lạ khi lái xe ngang qua hồ. Theo bài báo, nhà Mackays “bắt đầu chứng kiến một biến động to lớn trên hồ” và sau đó là một sinh vật giống cá voi bỗng “biến mất ngay giữa lòng hồ”.
Một nhà văn khác, Rupert Gould, sau đó đã phỏng vấn gia đình Mackay và thu thập được một số chi tiết hấp dẫn về con quái vật. Cặp đôi mô tả việc nhìn thấy “hai cái bướu đen” trong hồ – một mô tả đã giúp khắc phục hình ảnh cổ điển về Nessie trong văn hóa đại chúng.
Vài tháng sau bài báo trên tờ Courier, tờ báo này lại đăng một câu chuyện khác. Lần này là câu chuyện của một du khách tên George Spicer đến tham quan hồ Loch Ness. Độ rùng rợn của câu chuyện còn gây sốc hơn. Theo Spicer, anh và vợ đang lái xe bên hồ thì xe của anh suýt va chạm với “một con rồng hoặc động vật thời tiền sử mà tôi từng thấy trong đời”. Theo mô tả của anh chàng, sinh vật này có ‘cái cổ dài’ và ngậm ‘một con cừu nhỏ hoặc một loại động vật nào đó’ trong miệng. Rupert Gould cũng đã phỏng vấn Spicer, tìm hiểu thêm các chi tiết như màu sắc của con vật như có màu xám giống màu của voi, có hình dạng kỳ lạ với “thân hình trông giống như một con ốc sên khổng lồ có cổ dài”.
Những tài liệu ban đầu này đã xác lập quan điểm phổ biến nhất về Nessie như một kiểu khủng long thời tiền sử. Những bài báo cũng truyền cảm hứng cho ông D. Mackenzie viết thư cho Rupert Gould và kể lại rằng, ông đã phát hiện ra điều gì đó kỳ lạ trên đường đi vào năm 1871 hoặc 1872. Mackenzie mô tả một sinh vật đang ‘quằn quại và khuấy động mặt nước’ với tốc độ lớn. Mackenzie viết: “Tôi đã kể câu chuyện tương tự này cho bạn bè của mình rất lâu trước khi ‘con quái vật’ trở nên nổi tiếng.
Cũng vào năm 1933, bức ảnh đầu tiên về Quái vật được đưa ra ánh sáng. Nó được chụp bởi một người đàn ông tên là Hugh Gray, người đang đi dạo bên hồ thì nhìn thấy ‘một vật thể có kích thước lớn’ nổi lên trên mặt nước. Bức ảnh khá mờ ảo được cho là bức chân dung đầu tiên của Nessie, có lẽ vì nó mờ và mơ hồ (nhiều người cho rằng đây thực sự là bức ảnh chụp một con chó đang bơi với một chiếc gậy trong miệng). Tới năm 1934, bức ảnh về quái vật hồ Loch Ness được một bác sĩ phẫu thuật chụp lại trở nên nổi tiếng dù bức ảnh được chứng minh là giả nạo.
Kể từ đó, nhiều nhà khoa học và các chuyên gia đã mở rộng mạng lưới điều tra về hồ Loch Ness dù điều này không hề dễ dàng.
Vào tháng 9/2019, các nhà khoa học New Zealand đã phân tích DNA trong nước, loại trừ các loài bò sát biển lớn, cá tầm hoặc cá mập. Một người trong nhóm, Giáo sư Neil Gemmell, đã suy đoán về một loài sinh vật khác đó là lươn khổng lồ.
“Có một lượng DNA lươn rất đáng kể. Vì vậy, chúng tôi không thể loại bỏ khả năng những gì mọi người nhìn thấy và tin rằng quái vật hồ Loch Ness có thể là một con lươn khổng lồ”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC. Nguồn: history.
Tags: #chuyenla #quaivatholochness.lichsuquaivatholochness,
Hệ thống phân loại: Chuyện lạ;quái vật hồ Loch Ness. lịch sử quái vật hồ Loch Ness,
Theo nguồn: https://tinmoi.vn/lich-su-co-that-ve-quai-vat-ho-loch-ness-phat-hien-mau-dna-cua-mot-sinh-vat-khong-lo-quen-thuoc-d324-011637964.html. Được đăng tải ngày: 2023-12-20.