Nhu cầu tự túc đi du lịch nước ngoài bằng ô tô hay đi caravan Campuchia, Lào bằng ô tô riêng là trải nghiệm thú vị với những bạn có niềm đam mê du lịch, thoả thích nhìn ngắm các di tích cổ kính cùng nét hoang sơ khám phá các vùng đất mới.
Sau 2 chuyến đi từ TP.HCM đến Campuchia và trở về bằng ô tô, mình nhận được khá nhiều câu hỏi “Mang ô tô sang Campuchia có khó khăn không?”, “Cần thủ tục gì để mang xe từ Việt Nam qua Campuchia?“,… Vậy nên, mình sẽ chia sẻ đến các bạn những thủ tục cần thiết để mang chiếc xe của chúng ta qua nước bạn và vài lưu ý khi thực hiện chuyến đi như thế này.
Để trực quan hơn, các bạn có thể xem thêm
1. Thủ tục xin cấp phép liên vận
Để qua được nước bạn (Campuchia hay Lào) chúng ta cần Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam, hay còn được gọi tắt “Giấy phép liên vận CLV” là thủ tục hành chính giúp phương tiện của Việt Nam qua được Campuchia và Lào. Để có được giấy liên vận, các bạn đến Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh/thành nơi đăng ký xe để được cấp phép.
Để xin và nộp giấy liên vận, các bạn nộp ở văn phòng bên ngoài Sở nha
Trong trường hợp của các bạn ở thành phố HCM giống mình thì sẽ đến Sở Giao thông Vận tải tại địa chỉ 63 Lý Tự Trọng, Quận 1. Mình rất thích các chị tiếp nhận hồ sơ ở đây, các chị hướng dẫn rất cụ thể và rõ ràng, nếu bạn không rõ chi tiết nào cứ mạnh dạn hỏi các chị sẽ tư vấn rất nhiệt tình.
Lưu ý thêm là khi các bạn điền số điện thoại vào mẫu nên đưa số điện thoại có thể liên lạc được, nhằm trường hợp giấy tờ của bạn có thiếu hoặc chưa đúng, các chị bên Sở sẽ chủ động liên lạc và hướng dẫn thêm.
Các bạn nên đến Sở GTVT để xin mẫu “Giấy phép liên vận” nhé, đừng lấy file trên mạng rất có thể bị sai mẫu, mất công làm lại
Tại Sở, các bạn sẽ điền thông tin theo mẫu “đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại”. Ở mục số 5 các bạn điền đầy đủ thông tin gồm: Biển số xe, Trọng tải, số khung, số máy, cửa khẩu xuất-nhập cảnh,… Bạn lưu ý, mục số 6 thì chọn D – Mục đích khác.
Đối với xe đăng ký cá nhân, chủ xe chỉ cần ký tên lên mẫu xin phép, đối với xe công ty thì đại diện pháp nhân sẽ ký tên và đóng dấu. Bên cạnh đó, bạn cần nộp Giấy đăng ký xe (còn gọi “Cà vẹt xe”) bản sao y chứng thực của UBND Phường, xã hoặc phòng công chứng và còn thời gian.
Chi phí nộp hồ sơ làm giấy liên vận là 50 ngàn đồng/xe, thời gian chờ xét duyệt và cấp phép trong 2 ngày làm việc. Sau khi nộp hồ sơ, bạn có thể theo dõi quy trình trên cổng thông tin của Sở GTVT.
Đây là Sổ liên vận – “giấy thông hành” để chúng ta vi vu nước bạn, trong sổ có thêm Decal dán chữ “VN”, các bạn sẽ dán ở kính sau nhé!
Khi đến thời hạn lên lấy giấy liên vận, cần chủ xe đối với cá nhân hoặc giấy giới thiệu đối với xe công ty. Thời hạn sử dụng của giấy liên vận sẽ là 30 ngày (kể từ ngày cấp); trong khi đó trước đây là 90 và 60 ngày.
Thời gian Sở GTVT nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 vào buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 và buổi chiều 13 giờ đến 17 giờ. Riêng ngày thứ 7 Sở chỉ làm việc vào buổi sáng.
2. Thủ tục xe xuất cảnh ở cửa khẩu
Hoàn tất giấy liên vận, tiếp theo bạn đến cửa khẩu đã chọn để xuất cảnh. Trong chuyến đi thứ 1 mình chọn cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) và chuyến đi lần thứ 2 là cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (T.Long An). Để đi nước ngoài, các bạn đã phải có sẵn hộ chiếu nên mình không nhắc về chi tiết này nhé!
Đây là văn phòng Hải Quan cửa khẩu Trorpeang Plong, để đến được đây thì từ TP.HCM sẽ di chuyển đến Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (X.Kiến Tường, T.Long An)
Đến đây, bạn sẽ xuất trình sổ liên vận được cấp phép bản chính có kèm bản photo. Đồng thời đưa bản photo sổ đăng kiểm, cà vẹt xe, bằng lái và hộ chiếu. Hải Quan tại cửa khẩu sẽ nhập các thông tin của bạn và cung cấp 1 bản “Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập”. Điểm lưu ý là tờ khai này phải lưu giữ cùng sổ liên vận khi nhập xe về lại Việt Nam.
Các cán bộ Hải Quan sẽ nhập thông tin phương tiện, người lái xe,… và kiểm tra xe
Chúng ta sẽ có 2 dấu mộc lên sổ liên vận khi xuất cảnh, gồm 1 dấu của Hải Quan và 1 dấu của Bộ đội biên phòng. Trước khi hoàn tất hồ sơ, hải quan sẽ kiểm tra toàn bộ giấy tờ bạn cung cấp, kiểm tra số khung, số máy của xe…
3. Thủ tục nhập cảnh ô tô ở Campuchia hay Lào
Đến tới bước này thì việc bạn được lái xe vi vu
Lực lượng Hải Quan nước bạn sẽ kiểm tra thông tin để cập nhật vào hệ thống của họ như bằng lái, thông tin hộ chiếu,… Các bạn lưu ý bạn có thể nhập cảnh cửa khẩu A nhưng về bằng cửa khẩu B, nhưng nếu bạn không khai báo trước trong lúc nhập cảnh thì rất có khả năng cửa khẩu B sẽ từ chối nhập cảnh.
4. Lưu ý khi lái ô tô ở Campuchia
Tốc độ giới hạn và luật giao thông đường bộ của Campuchia không quá khác biệt với Việt Nam. Tốc độ tối đa vẫn là 80 km/h, số lượng các chốt cảnh sát trên đường không nhiều, lâu lâu mới thấy một vài chốt. Nếu bạn có lỡ vi phạm thì cũng không nên quá căng thẳng vì sẽ có cách xử lý phù hợp nhất.
Một lưu ý khi bạn nên chủ động làm bằng lái quốc tế IDP (International Driving Permit) được cấp tại Cục đường bộ Việt Nam trước khi tự túc lái ô tô qua Campuchia. Bằng lái IDP sẽ hợp pháp hoá việc bạn điều khiển xe ở đất nước này. Nếu bạn không có IDP hoặc bằng lái xe Campuchia cấp vĩnh viễn thì mình khuyên không nên lái xe vì nó sẽ khá là phiền phức và tốn kém tiền bạc.
5. Một vài lưu ý khác
Ngoài việc các bạn phải chuẩn bị sẵn tiền mặt của nước bạn thì các chi phí để hoàn tất thủ tục cho xe nhập cảnh tại cửa khẩu khoảng 2-3 triệu nên các bạn hãy chuẩn bị tiền Việt. Ngoài ra, ở nước bạn không cần thu phí nhập cảnh, tuy nhiên họ vẫn yêu cầu 50 hoặc 100 ngàn đồng/người.
6. Đến Campuchia thì khám phá những gì?
Trong hai chuyến đi gần nhất, các địa điểm du lịch khám phá của mình gồm quần thể Angkor, núi Kulen, Angkor Thom,…
Ngoài ra, các bạn có thể tham quan các địa điểm như Chùa Bạc (thành phố Phnom Pênh), Bảo tàng Quốc gia Campuchia (thành phố Phnom Pênh), Cố đô Oudong (tỉnh Kampong Speu), hoặc đến với Đảo Koh Rong (trong vịnh Thái Lan), bãi biển Sihanoukville (thành phố cảng Nsihanoukville phía Nam Campuchia), núi Tà Lơn (Bokor), cao nguyên Tà Lơn (thành phố Kampot), ngôi đền Banteay Srei,…
Trên đây là những hướng dẫn, lưu ý khi làm du lịch tự túc sang Campuchia và Lào bằng ô tô. Trong trường hợp các bạn đi lần đầu và lo ngại các yếu tố khách quan thì mình khuyên nên tham gia hội nhóm caravan chuyên nghiệp để tăng sự an toàn, an tâm hơn. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và thuận lợi nhé!
Tổng hợp
Sau 2 chuyến đi từ TP.HCM đến Campuchia và trở về bằng ô tô, mình nhận được khá nhiều câu hỏi “”,… Vậy nên, mình sẽ chia sẻ đến các bạn những thủ tục cần thiết để mang chiếc xe của chúng ta qua nước bạn và vài lưu ý khi thực hiện chuyến đi như thế này.Để trực quan hơn, các bạn có thể xem thêmĐể qua được nước bạn (Campuchia hay Lào) chúng ta cần Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam, hay còn được gọi tắt “Giấy phép liên vận CLV” là thủ tục hành chính giúp phương tiện của Việt Nam qua được Campuchia và Lào. Để có được giấy liên vận, các bạn đến Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh/thành nơi đăng ký xe để được cấp phép.Trong trường hợp của các bạn ở thành phố HCM giống mình thì sẽ đến Sở Giao thông Vận tải tại địa chỉ 63 Lý Tự Trọng, Quận 1. Mình rất thích các chị tiếp nhận hồ sơ ở đây, các chị hướng dẫn rất cụ thể và rõ ràng, nếu bạn không rõ chi tiết nào cứ mạnh dạn hỏi các chị sẽ tư vấn rất nhiệt tình.Lưu ý thêm là khi các bạn điền số điện thoại vào mẫu nên đưa số điện thoại có thể liên lạc được, nhằm trường hợp giấy tờ của bạn có thiếu hoặc chưa đúng, các chị bên Sở sẽ chủ động liên lạc và hướng dẫn thêm.Tại Sở, các bạn sẽ điền thông tin theo mẫu “đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại”. Ở mục số 5 các bạn điền đầy đủ thông tin gồm: Biển số xe, Trọng tải, số khung, số máy, cửa khẩu xuất-nhập cảnh,… Bạn lưu ý, mục số 6 thì chọn D – Mục đích khác.Đối với xe đăng ký cá nhân, chủ xe chỉ cần ký tên lên mẫu xin phép, đối với xe công ty thì đại diện pháp nhân sẽ ký tên và đóng dấu. Bên cạnh đó, bạn cần nộp Giấy đăng ký xe (còn gọi “Cà vẹt xe”) bản sao y chứng thực của UBND Phường, xã hoặc phòng công chứng và còn thời gian.Chi phí nộp hồ sơ làm giấy liên vận là 50 ngàn đồng/xe, thời gian chờ xét duyệt và cấp phép trong 2 ngày làm việc. Sau khi nộp hồ sơ, bạn có thể theo dõi quy trình trên cổng thông tin của Sở GTVT.Khi đến thời hạn lên lấy giấy liên vận, cần chủ xe đối với cá nhân hoặc giấy giới thiệu đối với xe công ty. Thời hạn sử dụng của giấy liên vận sẽ là 30 ngày (kể từ ngày cấp); trong khi đó trước đây là 90 và 60 ngày.Thời gian Sở GTVT nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 vào buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 và buổi chiều 13 giờ đến 17 giờ. Riêng ngày thứ 7 Sở chỉ làm việc vào buổi sáng.Hoàn tất giấy liên vận, tiếp theo bạn đến cửa khẩu đã chọn để xuất cảnh. Trong chuyến đi thứ 1 mình chọn cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) và chuyến đi lần thứ 2 là cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (T.Long An). Để đi nước ngoài, các bạn đã phải có sẵn hộ chiếu nên mình không nhắc về chi tiết này nhé!Đến đây, bạn sẽ xuất trình sổ liên vận được cấp phép bản chính có kèm bản photo. Đồng thời đưa bản photo sổ đăng kiểm, cà vẹt xe, bằng lái và hộ chiếu. Hải Quan tại cửa khẩu sẽ nhập các thông tin của bạn và cung cấp 1 bản “Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập”. Điểm lưu ý là tờ khai này phải lưu giữ cùng sổ liên vận khi nhập xe về lại Việt Nam.Chúng ta sẽ có 2 dấu mộc lên sổ liên vận khi xuất cảnh, gồm 1 dấu của Hải Quan và 1 dấu của Bộ đội biên phòng. Trước khi hoàn tất hồ sơ, hải quan sẽ kiểm tra toàn bộ giấy tờ bạn cung cấp, kiểm tra số khung, số máy của xe…Đến tới bước này thì việc bạn được lái xe vi vu khám phá Campuchia hay Lào chỉ còn tính bằng thời gian. Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập cảnh vào Campuchia hay Lào, bạn liên hệ phòng Hải Quan để làm thủ tục nhập cảnh xe Lực lượng Hải Quan nước bạn sẽ kiểm tra thông tin để cập nhật vào hệ thống của họ như bằng lái, thông tin hộ chiếu,… Các bạn lưu ý bạn có thể nhập cảnh cửa khẩu A nhưng về bằng cửa khẩu B, nhưng nếu bạn không khai báo trước trong lúc nhập cảnh thì rất có khả năng cửa khẩu B sẽ từ chối nhập cảnh.Tốc độ giới hạn và luật giao thông đường bộ của Campuchia không quá khác biệt với Việt Nam. Tốc độ tối đa vẫn là 80 km/h, số lượng các chốt cảnh sát trên đường không nhiều, lâu lâu mới thấy một vài chốt. Nếu bạn có lỡ vi phạm thì cũng không nên quá căng thẳng vì sẽ có cách xử lý phù hợp nhất.Một lưu ý khi bạn nên chủ động làm bằng lái quốc tế IDP (International Driving Permit) được cấp tại Cục đường bộ Việt Nam trước khi tự túc lái ô tô qua Campuchia. Bằng lái IDP sẽ hợp pháp hoá việc bạn điều khiển xe ở đất nước này. Nếu bạn không có IDP hoặc bằng lái xe Campuchia cấp vĩnh viễn thì mình khuyên không nên lái xe vì nó sẽ khá là phiền phức và tốn kém tiền bạc.Ngoài việc các bạn phải chuẩn bị sẵn tiền mặt của nước bạn thì các chi phí để hoàn tất thủ tục cho xe nhập cảnh tại cửa khẩu khoảng 2-3 triệu nên các bạn hãy chuẩn bị tiền Việt. Ngoài ra, ở nước bạn không cần thu phí nhập cảnh, tuy nhiên họ vẫn yêu cầu 50 hoặc 100 ngàn đồng/người.Trong hai chuyến đi gần nhất, các địa điểm du lịch khám phá của mình gồm quần thể Angkor, núi Kulen, Angkor Thom,…Ngoài ra, các bạn có thể tham quan các địa điểm như Chùa Bạc (thành phố Phnom Pênh), Bảo tàng Quốc gia Campuchia (thành phố Phnom Pênh), Cố đô Oudong (tỉnh Kampong Speu), hoặc đến với Đảo Koh Rong (trong vịnh Thái Lan), bãi biển Sihanoukville (thành phố cảng Nsihanoukville phía Nam Campuchia), núi Tà Lơn (Bokor), cao nguyên Tà Lơn (thành phố Kampot), ngôi đền Banteay Srei,…Trên đây là những hướng dẫn, lưu ý khi làm du lịch tự túc sang Campuchia và Lào bằng ô tô. Trong trường hợp các bạn đi lần đầu và lo ngại các yếu tố khách quan thì mình khuyên nên tham gia hội nhóm caravan chuyên nghiệp để tăng sự an toàn, an tâm hơn. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và thuận lợi nhé!
Theo nguồn: https://carpassion.vn/threads/huong-dan-thu-tuc-xin-giay-phep-lien-van-viet-lao-cam-de-du-lich-tu-tuc-hay-caravan-bang-xe-o-to.16140/. Được đăng tải ngày: Thu, 05 Jan 2023 04:29:57 +0000.