Kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5/2023 đang đến gần, tranh thủ đợt nghỉ lễ dài ngày, không ít bố mẹ đã lên kế hoạch đưa con cái đi du lịch, nghỉ dưỡng. Một trong số những hoạt động khiến con trẻ yêu thích trong dịp này đó chính là đi bơi, đi tắm biển.
Thế nhưng để kỳ nghỉ lễ trọn vẹn và an toàn, bố mẹ cần phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây để bảo vệ con trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi đi bơi.
Những vấn đề có thể xảy ra với trẻ khi đi bơi
Trẻ đi bơi có thể sẽ phải đối mặt với việc bị đau mắt, các bệnh về da, bệnh về đường hô hấp. Khi đi bơi tại những bể bơi công cộng cũng là lúc bé phải đối mặt với hàng loạt dịch bệnh. Các loại bệnh thường gặp vào mùa kè tại bể bơi phải kể đến đó là: bệnh ngoài da, đau mắt, bệnh tai-mũi-họng,…Cụ thể:
– Bệnh ngoài da: Đây là loại bệnh dễ gặp khi đi bơi nếu nguồn nước không được đảm bảo và bể không được vệ sinh thường xuyên. Biểu hiện của bệnh này là nổi mần đỏ, ngứa, sần sùi và có mụn nước.
– Đau mắt đỏ: Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường gặp. Bệnh này phát sinh nguyên nhân là do niêm mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với bể bơi, không sử dụng kính bơi mà mở mắt trực tiếp sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
– Bệnh về tai-mũi-họng: Sau khi đi bơi nếu không được vệ sinh cơ thể đúng cách sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có thể gây viêm tai.
Ngoài ra còn một số loại bệnh nguy cơ nhiễm phải không cao nhưng nếu không nếu không đề phòng thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé như: Bệnh về vùng kín, bệnh về đường tiêu hóa,…
Bố mẹ nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi đi bơi?
Một số vật dụng cần thiết như mũ bơi, kính bơi, áo phao, nút tai, khăn lông, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, dầu nóng… là những thứ không thể thiếu trong hành trang đưa trẻ đi bơi.
Đặc biệt, bố mẹ nên trang bị kính bơi đạt chuẩn – chất lượng để bảo vệ mắt. Bạn chớ coi thường việc đội mũ và kính bơi do nước bể bơi luôn có chứa một lượng hóa chất nhất định đặc biệt là hóa chất clo có thể khiến cho tóc bị xơ, khô, rối và không tốt cho mắt.
Bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên cần chuẩn bị sẵn một bình nước để tránh rơi vào tình trạng khát nước bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mệt mỏi và dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.
Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Chú ý cho trẻ tiếp xúc dần với nước hồ bơi. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.
Trong những ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở những bể bơi có mái che hoặc không bị quá hắt nắng sẽ giúp trẻ tránh bị cảm nắng.
Bố mẹ phải cho trẻ khởi động trước khi xuống bể bơi
Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.
Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.
Bố mẹ tuyệt đối không rời mắt khỏi con
Bố mẹ không nên tuyệt đối tin vào sự an toàn c ủa các dụng cụ trợ nổi, trong đó có phao bơi đỡ cổ. Tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và chúng ta tuyệt đối không nên phó mặc sự an toàn của con mình cho phao bơi vì suy cho đến cùng, chúng cũng chỉ là dụng cụ hỗ trợ và các chuyên gia còn phân tích nó thường tạo ra cảm giác an toàn giả.
Ngoài những lưu ý đã nhắc ở trên, bố mẹ cũng đừng quên tập trung quan sát khi trẻ đang bơi, tuyệt đối không rời mắt khỏi con dù chỉ một phút để tránh những trường hợp tai nạn đáng tiếc khi trẻ bị chuột rút, đuối nước…
Tags: #songkhoe #duatrediboi #diboi #kynghile #30/4-1/5
Hệ thống phân loại: Sống khỏe;Đưa trẻ đi bơi;đi bơi;kỳ nghỉ lễ;30/4-1/5
Theo nguồn: https://saostar.vn/song-khoe/dua-tre-di-boi-trong-ky-nghi-le-bo-me-can-luu-y-gi-de-bao-ve-con-202304280736021375.html. Được đăng tải ngày: 2023-04-28.