Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tảng băng bao phủ Greenland đang tan chảy nhanh chóng đến mức đáng báo động. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự gia tăng mực nước biển toàn cầu.
Tảng băng ở Greenland là tảng băng lớn thứ 2 thế giới, bao phủ 80% bề mặt cả quần đảo. Những thập kỷ gần đây, lượng băng tan tại Greenland chiếm đến 20%-25%, đó cũng là một phần trong nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao. Ước tính khi tảng băng lớn ở Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước trên trái đất sẽ dâng lên khoảng 7m.
Christoffersen nói với
CNN: “Băng ở Greenland đang tan chảy trên bề mặt nhanh hơn lượng tuyết rơi có thể theo kịp. Một kỷ lục đang buồn mà chúng tôi ghi nhận được là lượng băng tan chảy tại đây là 6 tỉ tấn/ngày”.
Băng tan do Trái Đất đang nóng dần lên, hậu quả đáng sợ của biến đổi khí hậu đang đe dọa sự sống của những người dân tại thị trấn nhỏ nơi điểm cuối cực bắc này. Được biết, người dân địa phương ở thị trấn dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường cầu đều trên nền đất đóng băng.
Thế nhưng lớp băng này đang có dấu hiệu dần tan, kéo theo đó mặt đất trở nên yếu hơn và ít có khả năng hỗ trợ các cấu trúc nhà cửa, cơ sở vật chất. Mọi công trình có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, đường sá bị hỏng, hơi ẩm thấm vào nhà. Cuộc sống của người dân trở nên bấp bênh và tạm bợ. Họ luôn trong tình cảnh nơm nớp lo sợ một ngày chỗ trú ngụ của mình sụp đổ. Orla Kleist, một người đàn ông sống cả đời ở Qaanaaq cho biết ngôi nhà của anh đã bị hư hại liên tục trong những năm qua do sự tan chảy lớp băng vĩnh cửu.
Christian Zastruzny – nhà nghiên cứu về lớp băng vĩnh cửu trong khu vực trong vài năm gần đây cho biết:
“Một phần của Qaanaaq được xây dựng trên vật liệu mịn như đất sét, phù sa và cát dễ bị sương giá. Điều này có nghĩa là đất sẽ di chuyển lên xuống khi nó đóng băng, vì băng tạo nên một phần cấu trúc của đất. Nếu lớp đất này tan ra và phần móng của ngôi nhà không đủ sâu nhà cửa sẽ lún dần”.
Qaanaaq là một trong những thị trấn cuối cùng ở Greenland còn tồn tại chủ yếu nhờ săn bắn. Ở khu vực này, hoạt động vận chuyển hàng hóa chỉ diễn ra hai lần một năm, một lần khi băng tan vào tháng 6 và một lần nữa trước khi băng hình thành vào tháng 9. Tuy nhiên những năm gần đây, mùa săn bắn ở đây bắt đầu ngắn lại do điều kiện băng trên biển không ổn định. Biến đổi khí hậu đã là rối loạn hệ thống các tuyến đường. Một số thợ săn địa phương nói rằng mọi thứ đang thay đổi theo năm và họ “không thể chắc chắn về điều gì”.
Trong những tháng hè, cư dân lấy nước từ một con sông gần đó. Tuy nhiên vào mùa đông con sông này cũng băng lại. Người ta đã phải đưa những tảng băng ở con sông này đi xử lý, làm tan ra rồi phân phối nước cho người dân ở Qaanaaq. Giá nước dĩ nhiên trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Người dân địa phương đang phải chịu giá nước đắt hơn cả giá dầu.
Xem thêm:
Ngôi làng ‘thần dược’ ở Italy khiến con người trở nên khỏe mạnh
Tags: #vongquanhthegioi #traidat #cucbactraidat #biendoikhihau #traidatnonglen #bangtannhanh
Hệ thống phân loại: Vòng quanh thế giới;Trái đất;cực bắc trái đất;biến đổi khí hậu;trái đất nóng lên;băng tan nhanh
Theo nguồn: https://saostar.vn/vong-quanh-the-gioi/cuoc-song-cua-nguoi-dan-noi-tan-cung-cuc-bac-trai-dat-202210250017245678.html. Được đăng tải ngày: 2022-10-25.