- Đàm Vĩnh Hưng nói: “Khi lắng nghe những thông tin vừa qua xung quanh tên phim, Hưng và ekip nhận thấy ý kiến đóng góp của khán giả là hợp lý và chính xác. Đó là lý do Hưng đã bàn với ekip nhà sản xuất điều chỉnh tên phim cho phù hợp hơn để không gây ra hiểu lầm không mong muốn. Tôi chưa bao giờ dám vỗ ngực xưng tên với những danh xưng “ông hoàng nhạc Việt” hay vua chúa. Truyền thông và khán giả ưu ái gọi thì Hưng rất trân trọng và biết ơn”.
Thấy chưa hợp lý thay đổi. Đàm Vĩnh Hưng cho thấy được sự cầu thị với khán giả, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ dư luận. Nhưng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng không ngẫu nhiên được gắn cho biệt danh như “ông hoàng nhạc Việt”, bởi anh thực sự rất tài năng và nổi tiếng, qua đó được đông đảo khán giả yêu mến trong nhiều năm qua. - Trong thực tế, không chỉ có Đàm Vĩnh Hưng mà đông đảo người nổi tiếng khác ở một số lĩnh vực cũng được gắn cho biệt danh. Ví dụ tân HLV trưởng đội tuyển Việt Nam – Philippe Troussier có biệt danh “phù thủy trắng”, còn ít ai biết rằng gọi đúng là White Witch Doctor: Bác sĩ phù thuỷ trắng.
Biệt danh của ông Philippe Troussier không phải ngẫu nhiên mà có, hay tự đặt. Phần lớn nhờ đẳng cấp của ông Troussier từng tạo ra nhiều thành công ở châu Phi. Tức người đàn ông đến từ Pháp để lại dấu ấn lớn ở lục địa đen nên mới được gọi là “bác sĩ phù thuỷ trắng”.
Trước HLV Troussier, HLV Park Hang Seo được báo Hàn Quốc đặt cho biệt danh “thầy phù thủy”. Đây là ví dụ để thấy một biệt danh không phải ngẫu nhiên tự có, bản chất đến từ tài năng. Ông Park được gọi là “thầy phù thủy” sau khi liên tục tạo ra thành công cùng bóng đá Việt Nam. Ngụ ý gọi ông là “thầy phù thủy” để ngợi ca chiến tích theo kiểu phép màu, phép thuật.
Một loạt biệt danh khác trên thế giới như “người ngoài hành tinh” Ronaldo, Vua bóng đá Plele, cậu bé vàng Maradona, Vua dội bom Gerd Muller…
- Chúng ta có thể thấy biệt danh thường xuất hiện rộng rãi nhất ở showbiz và thể thao. Biệt danh thường đi liền với tài năng, đôi khi tác dụng ngược là gắn với điều tệ hại mà không ai mong muốn xảy ra. Nhưng biệt danh cần với mọi nghệ sĩ, cầu thủ, kể cả tập thể phải có biệt danh để làm thương hiệu.
Ở Việt Nam, nhiều CLB không chú trọng đến biệt danh, đội tuyển Việt Nam cũng không có biệt danh chính thức dù truyền thông thế giới ưu ái gọi Rồng vàng – Golden Dragons. Nhưng hầu hết các đội bóng lớn trên thế giới đều có biệt danh để xây dựng thương hiệu. Tại sao?
Câu trả lời là khán giả, người hâm mộ, truyền thông và thị trường cần. Ngay cả trong bài viết này đã phản ánh đầy đủ, nếu viết câu đầu tiên có cụm từ đội tuyển Việt Nam, câu tiếp theo cần biệt danh “Rồng vàng” để tránh lặp từ. Một biệt danh được dùng thường xuyên, khán giả và truyền thông nhắc liên tục, có nghĩa đại diện cho một thương hiệu lớn được thừa nhận rộng rãi.
Tất cả để thấy rằng, chúng ta đừng quá khắt khe khi nghệ sĩ hay cầu thủ được đặt biệt danh, bởi điều đó rất cần trong bóng đá và showbiz. Điều quan trọng là người nổi tiếng được khán giả đặt cho biệt danh thì phải có tài năng thực sự và làm tấm gương lớn trong cuộc sống, tức không chỉ có hư danh.
Hệ thống phân loại: Sao Sport, Đàm Vĩnh Hưng The King;đội tuyển Việt Nam;Đàm Vĩnh Hưng;The King;HLV Troussier;phù thuỷ trắng.
Theo nguồn: https://saostar.vn/sao-sport/the-king-phu-thuy-trang-khong-chi-la-hu-danh-202303291214124239.html. Được đăng tải ngày: 2023-03-29.