2 thói quen xấu khi nấu ăn 1. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Khi chúng ta xào nấu, dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ bốc khói. Đồng thời thức ăn và dầu ăn cũng sinh ra một số chất trong quá trình nấu nướng. Do đó, khi bạn tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu, ác khí độc hại và các hạt lơ lửng trong không khí không được thải ra khỏi bếp hoàn toàn. Được ví như “sát thủ vô hình” trong nhà bếp, khói dầu có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư phổi của các bà nội trợ.
2. Đun dầu bốc cháy
Nhiều người có thói quen để dầu nóng già tới mức bốc khói trong chảo. Tuy nhiên, dầu ăn hiện nay phần lớn là dầu tinh luyện, chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa và vitamin E. Nếu để dầu bốc khói, không chỉ các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy mà còn tạo ra các chất gây ung thư có hại. Vì vậy, không nên để dầu nóng già tới mức bốc khói rồi mới cho thức ăn vào đảo.
3 sai lầm phổ biến nhất khi rửa bát 1. Chất đống bát đĩa bẩn lâu không rửa
Rất nhiều người ăn xong không rửa bát ngay mà có thói quen chất đống, ngâm nước. Đây là thói quen rất xấu. Bát đĩa bẩn vốn là nơi tập trung thức ăn thừa, nếu không rửa ngay thì sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn tăng kích thước trong vòng 1- 4 giờ, sau đó nhanh chóng sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Vì vậy, hãy rửa bát ngay sau khi ăn xong.
Bát đũa sau khi rửa xong, tốt nhất nên để lên giá ráo nước cho khô, không được xếp bát ướt lên nhau ngay.
2. Không pha loãng nước rửa bát
Dù nước rửa bát, chén hiện nay được quảng cáo là không cặn, ít tạo bọt nhưng thực tế vẫn có nhiều cặn. Vì vậy, hãy pha loãng chất tẩy rửa trước khi dùng để rửa bát để có thể tráng bát nhanh sạch.
Ngày nay, chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào chất tẩy rửa. Trên thực tế, khi bát đĩa không có quá nhiều dầu mỡ, chúng ta có thể dùng nước ấm hoặc nước nóng để rửa bát. Nếu bát đĩa dính dầu mỡ, bạn có thể pha loãng nước rửa bát vào nước để giảm nồng độ rồi rửa.
3. Không thay giẻ lau chứa đầy vi khuẩn
Giẻ lau là thứ bị vi khuẩn tấn công mạnh nhất trong nhà bếp. Nếu giẻ lau lâu ngày không được thay thì đây là ổ vi khuẩn khủng khiếp. Có nhiều người chỉ dùng một chiếc giẻ mà dùng cho nhiều việc, từ rửa bát, lau bếp, lau thớt, lau bàn… Tốt nhất, hãy thay giẻ lau thường xuyên từ 1-2 tháng và cần có giẻ lau chuyên dụng trong bếp.
Tags: #cuocsong #nauan,ruabat
Hệ thống phân loại: Cuộc Sống;nấu ăn, rửa bát
Theo nguồn: https://tinmoi.vn/5-thoi-quen-xau-khi-nau-an-va-rua-bat-cuc-nguy-hai-dieu-so-3-rat-nhieu-thanh-luoi-gat-gu-thua-nhan-d309-011626767.html. Được đăng tải ngày: 2023-05-21.